IUI SINH CON TRAI

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine Insemination) hay còn gọi tắt là IUI là phương pháp sàng lọc tinh trùng chất lượng của người chồng để bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người vợ nhằm rút ngắn khoảng thời gian tinh trùng tiếp cận với trứng, từ đó tăng cơ hội đậu thai. Vì là phương pháp được sử dụng để điều trị vô sinh hiếm muộn nên nhiều cặp vợ chồng thắc mắc liệu làm IUI sinh con trai có được hay không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau!

LÀM IUI SINH CON TRAI ĐƯỢC HAY KHÔNG?
LÀM IUI SINH CON TRAI ĐƯỢC HAY KHÔNG?

LÀM IUI SINH CON TRAI ĐƯỢC HAY KHÔNG?

Nhu cầu sinh con trai là niềm mong ước có thật của nhiều cặp vợ chồng. Chính vì vậy, không ít người hiểu nhầm rằng làm IUI có thể giúp sinh con trai. Nhưng thực tế, quá trình thực hiện IUI chỉ giúp lọc rửa các tinh trùng khoẻ, di động tốt để bơm vào tử cung của người vợ chứ không thể sàng lọc được tinh trùng X hay tinh trùng Y.

Số lượng tinh trùng X và Y được đưa vào cơ thể của người vợ là 50:50. Đồng thời, việc bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung của người vợ chỉ gia tăng cơ hội gặp nhau giữa tinh trùng và trứng chứ không thể giúp tinh trùng Y gặp trứng nhanh hơn tinh trùng X.

Sau khi thực hiện IUI, nếu đậu thai, cần đợi thai nhi lớn khoảng 12 tuần mới xác định được con có giới tính là trai hay gái bằng cách siêu âm.

Tỷ lệ đậu thai thành công của phương pháp IUI trung bình dao động vào khoảng 6 – 26% tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng sức khoẻ của hai vợ chồng.

ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN VÀ SINH CON THEO Ý MUỐN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ CAO

Dù làm IUI không giúp sinh con trai nhưng với sự tiến bộ của y học, việc sinh con theo ý muốn là hoàn toàn có thể. Hiện nay, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp với các kỹ thuật chuẩn đoán tiền chuyển phôi là hình thức tối ưu nhất giúp xác định được giới tính thai nhi ngay từ giai đoạn kết hợp tinh trùng và trứng.

Với phương pháp này, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra bên ngoài cơ thể. Người vợ sẽ được sử dụng thuốc kích trứng nhằm kích thích buồng trứng sản sinh ra nhiều trứng hơn thay vì một trứng mỗi tháng như thường lệ. Khi trứng đã sẵn sàng, bác sĩ sẽ gây mê và lấy trứng ra khỏi cơ thể người vợ bằng một thiết bị có hình dáng như một cây kim mỏng. Trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng trong một đĩa petri tạo thành phôi. Sau thụ tinh từ 3 – 5 ngày, phôi thai sẽ được kiểm tra bằng các kỹ thuật chuẩn đoán di truyền trước khi được đưa vào tử cung của người vợ.

Trứng thụ tinh với tinh trùng trong một đĩa petri tạo thành phôi
Trứng thụ tinh với tinh trùng trong một đĩa petri tạo thành phôi

Có 3 kỹ thuật chẩn đoán di truyền thường được sử dụng là: chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép PGD, sàng lọc di truyền tiền cấy ghép PGS, chẩn đoán tiền di truyền Micro-Array CGH. Cả ba phương pháp đều giúp chẩn đoán các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.

Đặc biệt là kỹ thuật Micro-Array CGH có thể giúp kiểm tra được toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể trên một tế bào duy nhất, loại trừ hơn 2000 dị tật bẩm sinh do lỗi gen, lặp gen… Em bé sinh ra không có trường hợp nào mắc các bệnh như hội chứng Down, bệnh Huntington, bệnh teo cơ Duchenne, hội chứng Fragie X, máu khó đông, xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thần kinh chậm phát triển… Đồng thời, nhờ vào việc kiểm tra 23 cặp nhiễm sắc, trong đó có cặp nhiễm sắc thể giới tính giúp xác định được giới tính thai thi trong giai đoạn trước khi chuyển phôi vào tử cung của người mẹ.

Bệnh viện Quốc Tế Piyavate là một trong những bệnh viện cung cấp dịch vụ sàng lọc di truyền tiền chuyển phôi hàng đầu trong khu vực Châu Á với tỷ lệ thành công IVF cao hơn từ 10 – 12% so với mặt bằng chung, độ tuổi thực hiện thành công thực hiện IVF tại Piyavate lên đến 51 tuổi. Đây là số tuổi kỷ lục mà chưa có bệnh viện nào vượt qua được bởi phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng có được trứng để thực hiện IVF ngày càng giảm.

Chat Zalo
Chat Facebook
0906 040 460