CHỌN PHÔI SINH CON THEO Ý MUỐN

Về mặt di truyền học, việc chọn phôi sinh con theo ý muốn nhằm mục đích giúp em bé chào đời tránh được một số bệnh di truyền liên kết với giới tính như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông, bệnh Down… Vậy thực hiện chọn phôi sinh con theo ý muốn như thế nào? Nguyên lý hoạt động của phương pháp này ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Chọn phôi sinh con theo ý muốn

CHỌN PHÔI SINH CON THEO Ý MUỐN

Chọn phôi sinh con theo ý muốn là sự kết hợp giữa thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các kỹ thuật chẩn đoán tiền chuyển phôi như PGD và Micro – Array CGH.

Nguyên lý hoạt động của việc chọn phôi sinh con theo ý muốn dựa trên việc lấy tinh trùng của người chồng cấy vào trứng của người mẹ để tạo thành phôi trong phòng thí nghiệm. Phôi sau khi được nuôi dưỡng từ 2 – 5 ngày sẽ được tiến hành chẩn đoán tiền chuyển phôi bằng cách đi sâu phân tích nhiễm sắc thể của phôi để loại trừ những phôi bị lỗi gen hoặc có khả năng bị dị tật. Phôi được chọn sẽ được bác sĩ cấy vào tử cung của người mẹ, bắt đầu quá trình mang thai như bình thường.

Có hai kỹ thuật chẩn đoán tiền chuyển phôi thường được sử dụng như sau:

+ Chấn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD): Kỹ thuật này cho phép kiểm tra 5 cặp nhiễm sắc thể gồm 13, 18, 21, 22 và 23, giúp kiểm tra các bất thường một số bệnh lỗi gen như Down, Tunner…, hạn chế được các di truyền có liên quan đến giới tính cho đứa trẻ được sinh ra.

+ Kỹ thuật kiểm tra 23 cặp nhiễm sắc thể Micro – Array: Đây là kỹ thuật giúp kiểm tra toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể trên một tế bào duy nhất, trong đó bao gồm cặp nhiễm sắc thể giới tính. Vì vậy kỹ thuật này cho phép xác định giới tính của phôi để lựa chọn phôi nào sẽ được cấy vào người mẹ dựa trên ước muốn của bố mẹ. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là giúp loại trừ hơn 2000 dị tật bẩm sinh do lỗi gen, lặp gen…. Đây chính là kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất hiện nay, em bé khi sinh ra có giới tính như ý muốn và hoàn toàn không có trường hợp nào mắc các bệnh như hội chứng Down, bệnh Huntington, bệnh teo cơ Duchenne, hội chứng Fragie X, máu khó đông, xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thần kinh chậm phát triển…

Ưu điểm của phương pháp chọn phôi:

+ Nếu đậu thai, các kỹ thuật chẩn đoán tiền chuyển phôi giúp con có giới tính như mong muốn

+ Chọn được phôi không mắc các bệnh di truyền của thế hệ trước đó

+ Sau quá trình chọn phôi, phôi còn lại không được chuyển vào tử cung có thể được đông lạnh. Trong tương lại, nếu gia đình muốn có thêm con, những phôi đông lạnh này có thể chuyển thành phôi tươi và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng thủ thuật ít xâm lấn và rẻ hơn đáng kể.

Nhược điểm của phương pháp chọn phôi:

+ Quy trình IVF có can thiệp và xâm lấn hút trứng nên có thể gây đau đớn

+ Thuốc kích trứng có thể gây phản ứng phụ bao gồm tăng cân, phù nề, thị lực mờ

+ Càng lớn tuổi thì tỉ lệ thành công của phương pháp chọn phôi ngày càng giảm, chỉ còn 20 – 46% và phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của y bác sĩ cũng như điều kiện cơ sở y tế như phòng xét nghiệm, phòng nuôi cấy phôi…

+ Một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán tiền chuyển phôi có giá dao động từ 10.000 – 20.000 USD, tuỳ thuộc vào cơ sở điều trị

Nhìn chung, phương pháp chọn phôi có thể hỗ trợ sinh con theo ý muốn nhưng khi thực hiện phương pháp này, các cặp vợ chồng cần nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như kham khảo ý kiến của chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín bởi chi phí thực hiện phương pháp chọn phôi không hề rẻ và tỉ lệ thành công đậu thai không bao giờ đạt 100% kể cả khi người mẹ dưới 35 tuổi.

Hiện nay, trên thế giới có rất ít cơ sở y tế thực hiện được phương pháp này. Trong khu vực Châu Á, tỉ lệ thực hiện thành công các ca thụ tinh trong ống nghiệm thuộc về bệnh viện Quốc Tế Piyavate với xác suất cao hơn từ 5 –  10% so với mặt bằng chung.

Chat Zalo
Chat Facebook
0906 040 460